Làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận là một trong hai làng nghề cổ xưa của người Chăm tại Ninh Thuận còn sót lại cho đến ngày nay. Trải qua 800 năm phát triển. Gốm Bàu Trúc đã thể hiện giá trị tinh thần cốt lõi không thể thiếu trong đời sống văn hóa của người Chăm.
LÀNG GỐM BÀU TRÚC NINH THUẬN Ở ĐÂU?
Thuộc thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước. Cách TP. Phan Rang khoảng 10km về phía Nam, ngay trên đường quốc lộ 1A.
Đặc biệt, đây là nơi lưu giữ nhiều nét đặc sắc hiếm có trong nghệ thuật làm gốm của người Chămpa xưa.
Chính vì thế mà làng đã trở thành làng nghề cổ nhất Đông Nam Á nổi tiếng với những sản phẩm gốm thủ công tuyệt hảo.
LỊCH SỬ LÀNG GỐM BÀU TRÚC NINH THUẬN
Cho đến ngày nay, người Chăm tại làng gốm Bàu Trúc vẫn tự nhận mình là con cháu của Pô Klông Chang – một quan cận thần của vua Chăm Pô Klong Giarai (1151 – 1205).
Ngài là người đã đưa người dân di chuyển từ vùng đồi núi đến cánh đồng “Hamu Trok” để sinh sống. Dạy cho người Chăm tại đây lấy đất sét tại các bờ sông, con suối để làm ra gốm.
Sau khi về sinh sống tại vùng đất mới, người Chăm đã phát triển nghề làm gốm ngày một phát triển hưng thịnh, đóng một vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.
Vào năm 1832 thời kỳ vua Minh Mạng, tên gọi Paley Hamu Trok đã được đổi thành tiếng Việt là Vĩnh Thuận. Bắt đầu từ đệ nhất Cộng hòa Việt Nam. Nền hành chính có sự thay đổi thì thôn Vĩnh Thuận lại thuộc xã Phước Hậu (Phước Hữu), quận An Phước, tỉnh Ninh Thuận.
Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975, một trận lụt lớn xảy ra năm 1964 (Giáp Thìn) đã cuốn đi nhà cửa, trâu bò của người Chăm nơi đây.
Vì thế, họ đã di dời làng về nơi cao ráo hơn – nơi có nhiều cây trúc cạnh một cái ao khá lớn nên gọi là Bàu Trúc (trong tiếng Chăm, Bàu có nghĩa là ao – hồ).
Từ đây, tên gọi Bàu Trúc được sử dụng và mặc định trong việc nhấn mạnh về một làng nghề nổi tiếng của người Chăm tại đồng bằng.
NÉT ĐẸP NGHỆ THUẬT CỦA LÀNG GỐM BÀU TRÚC NINH THUẬN
Khác với nghệ thuật làm gốm của người Việt từ Bắc vào Nam. Gốm Bàu Trúc của người Chăm không dùng bàn xoay để tạo hình. Mà hoàn toàn dùng đến bàn tay khéo léo của mình để tạo nên những sản phẩm mượt mà nhất.
Nét độc đáo thể hiện cho một điều tinh tế, kỹ lưỡng và chịu khó người người phụ nữ Chăm truyền thống. Bên cạnh đó, là thể hiện cho một nghệ thuật tuyệt hảo trên từng đường xoay, chải vuốt.
Để chọn nguyên liệu làm gốm tốt, đất sét phải được lấy từ bờ sông Quao sau đó đem về đó đập nhỏ và trộn với cát mịn nhào nhuyễn.
Lượng cát được sử dụng để trộn với đất sét phải tùy thuộc theo kích thước và công dụng của mỗi loại sản phẩm. Vì vậy, gốm Bàu Trúc hoàn toàn khác biệt so với những loại gốm khác mà ta vẫn thường thấy.
Khác với cách làm tạo hình trên một cục đất lớn sau khi được nhào nhuyễn. Gốm Bàu Trúc là quá trình tạo tác tỉ mỉ.
Nghệ nhân vừa nặn hình vừa chỉnh nán để tạo dáng ban đầu. Sau đó dùng “vòng quơ” chải quanh thân gốm.
Tiếp theo, là dùng “vải cuộn” thấm nước quấn vào tay rồi chà láng mặt ngoài của gốm để tạo nên một sản phẩm đặc sắc nhất.
Gốm sau khi làm xong là bắt đầu trang trí hoa văn. Đa phần, gốm Bàu Trúc đều có hoa văn đều thể hiện về sông nước, chấm vỏ sò, thực vật hay những hình ảnh thể hiện về tự nhiên, đất trời.
Đặc biệt, nét đặc sắc trong tạo hoa văn trên gốm hay còn có cả móng tay và hình ảnh của những vị thần tạo nên ánh nhìn mộc mạc, gần gũi, nhẹ nhàng.
Gốm sau khi được chế tác xong, việc nung gốm sẽ được áp dụng theo quy trình nung truyền thống ở nhiệt độ khoảng từ 5.000 độ C – 6.000 độ C trong vòng 6 giờ.
Sự khác biệt ở đây với các sản phẩm gốm khác là họ không nung trong là mà nung lộ thiên (ngoài trời) để lấy khí oxy tuyệt đối.
Sau khoảng thời gian nung 6 tiếng, gốm được lấy ra để phun màu (loại màu này được chiết xuất từ trái dông, trái thị ở trên rừng) rồi được tiếp tục nung lại trong vòng 2 giờ nữa.
Bằng những yếu tố này, mà gốm Bàu Trúc có màu đặc trưng vàng đỏ, đỏ hồng, đen xám, vệt nâu rất đẹp mắt. Đây chính là lí do vì sao mà khi quan xác sản phẩm gốm Bàu Trúc ta có thể thấy rõ vẻ lung linh của nền văn hóa Chămpa cổ xưa.
Đáng nói hơn, mỗi sản phẩm làm ra đều có nét riêng không trùng lẫn vớ sản phẩm nào dù nung chung một ngọn lửa. Đây chính là yếu tố quan trọng để nghề làm gốm của người Chăm nổi tiếng, vang xa.
NÉT ĐẸP TÂM LINH VỚI TỔ NGHỀ CỦA NGƯỜI CHĂM Ở LÀNG GỐM BÀU TRÚC NINH THUẬN
Nghề gốm của người Chăm tại làng Bàu Trúc có một sự tôn thờ, nhớ ơn sâu sắc với người đã tạo ra nó. Điều này thể hiện qua lễ nghi, nguyên tắc trong từng phần của việc tổ chức một ngày trọng đại.
Giỗ tổ nghề của đồng bào Chăm tại làng Bàu Trúc được tổ chức vào ngày 21 tháng 10 hàng năm (nhằm ngày mùng 3 tháng 7 Chăm lịch).
Trước khi bắt đầu buổi lễ, các vị chức sắc và đông đảo người dân làng Bàu Trúc tập trung tại nhà làng thực hiện nghi thức rước y trang tổ nghề gốm.
Lễ rước y trang do vị thủ đền Pôklong Chanh dẫn đầu với đội nhạc lễ và đội vũ công truyền thống. Lễ rước di chuyển từ khu dân cư đến đền thờ Pôklong Chanh cách làng khoảng 2km về hướng Tây- Bắc.
Thực hiện nghi lễ giỗ tổ sẽ do thầy kò ke, bà bóng, ông thủ đền thực hiện trước sự chứng kiến của các vị chức sắc Bàlamôn.
Cũng như lễ hội Kate, ông thủ đền và bà bóng sẽ dùng nước để tắm tượng thờ, mặc trang phục, sắp đặt phẩm vật lên bàn thờ tổ.
Sau nghi thức cúng mở cửa đền, thầy kò ke vừa đàn kanhi vừa hát ngợi ca công đức tổ nghề Pôklong Chanh. Và cầu mong ông phù hộ cho dân làng một năm mới bình an, may mắn, thịnh vượng.
Kế đến, dân làng bày vật phẩm cúng tổ cầu mong nghề gốm truyền thống ngày càng phát triển, thành đạt.
TRẢI NGHIỆM ĐỘC ĐÁO Ở LÀNG GỐM BÀU TRÚC NINH THUẬN
Đến với làng gốm truyền thống Bàu Trúc tại Phan Rang – Ninh Thuận, bạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước một bảo tàng sống động với hàng trăm loại sản phẩm thuộc nhiều chủng loại khác nhau.
Từ những sản phẩm được chế tác theo kiểu dáng đơn sơ, giản dị mà bạn thường gặp cho đến các sản phẩm kỳ công, điêu luyện trên từng đường nét.
Tất cả sẽ cho bạn thấy một bức tranh văn hóa tổng thể đầy mãnh liệt đã tồn tại qua hơn 800 năm.
Trong không gian nhẹ nhàng, giản dị của bảo tàng trưng bày hàng ngàn sản phẩm gốm được chế tác trong các khoảng thời gian khác nhau.
>> Phượt Ninh Thuận toàn tập – Khám phá vùng đất Panduranga xa xưa
Những tác phẩm đậm chất nghệ thuật sẽ là nguồn cảm hứng bất tận để bạn chiêm ngưỡng và khám phá say mê.
Một điều không thể bỏ qua khi đến đây là được tận mắt xem những nghệ nhân chế tác gốm.
Bằng những đôi đôi bàn tay khéo léo, các nghệ nhân sẽ cho bạn thấy tận mắt một nghệ thuật tuyệt hảo trong chế tác nghệ thuật như thế nào.
Tuyệt vời hơn bạn có tham gia và tự tay làm cho mình những chiếc gốm đơn giản, tự vẽ hoa văn và thử nung trên lửa…
Mong rằng những thông tin Phượt Hot chia sẻ sẽ giúp bạn có một kế hoạch du lịch thật thú vị. Và làng gốm Bàu Trúc Ninh Thuận sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với bạn trong chuyến hành trình Phượt Ninh Thuận tiếp theo.
Phượt Hot chúc bạn có một chuyến du lịch thật tuyệt vời, tràn đầy niềm vui và đông đầy những kỷ niệm.