Tháp Chăm Bình Định không chỉ là điểm đến du lịch mà còn là cả một bản sắc văn hóa dân tộc bởi đất Bình Định từng là kinh đô của vương quốc cổ Chăm Pa xưa. Hãy cùng Phượt Hot khám phá những ngọn tháp rêu phong cổ kính là điểm nhấn du lịch đặc sắc của miền đất võ Bình Định.

Con người cùng những giai thoại rồi cũng trở về với cát bụi, nhưng những công trình cổ xưa dù có hao mòn theo thời gian, sẽ vẫn là những minh chứng bền bỉ hơn cả. Những cụm di tích Tháp chăm Bình Định còn phơi mình giữa nắng gió là một trong số những chứng nhân lịch sử như thế. 

LỊCH SỬ CỦA THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH

Chăm Pa là một vương quốc từng tồn tại ở khu vực mà ngày nay là duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Đế chế Chăm Pa có lịch sử kéo dài từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIX, và phát triển hưng thịnh nhất trong khoảng từ thế kỷ thứ 10 đến thế kỷ 15.

Vùng đất thuộc tỉnh Bình Định ngày nay từng là trung tâm hành chính-kinh tế của Chăm Pa trước khi thuộc về Đại Việt vào cuối thế kỷ 15. Hệ thống tháp chăm Bình Định được xây dựng từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ thứ XIII, đánh dấu sự phát triển và thịnh vượng của vương quốc Chăm Pa. Với lịch sử lâu đời, tháp chăm bình định là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Ý NGHĨA VĂN HÓA & TÔN GIÁO CỦA THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH

Với người Chăm, tháp chăm không chỉ là những công trình kiến trúc, mà còn là nơi thờ cúng và tôn giáo. Đây là nơi phản ánh đức tin và triết lý sống của người Chăm, đồng thời là biểu tượng văn hóa đặc trưng của dân tộc này.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (15)

HỆ THỐNG THÁP CHĂM BÌNH ĐỊNH

Tháp Đôi Quy Nhơn (Tháp Hưng Thạnh)

Tháp Đôi hay còn có tên là Tháp Hưng Thạnh còn trong tiếng J’rai gọi là SRI BANOI. Được xây dựng vào cuối thể kỉ XII, nằm ở Phường Đống Đa, TP Quy Nhơn, là một công trình kiến trúc đẹp và độc đáo gồm 2 tháp. Tháp Đôi được xếp vào loại đẹp độc nhất vô nhị của nghệ thuật kiến trúc Chămpa.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (1)

Tháp chăm Bình Định này được xem như là một biểu tượng của tình yêu đôi lứa, người Bình Định vẫn thường nhắc đến câu ca dao “Cầu Đôi liền với Tháp Đôi/ Quanh năm quấn quýt như tôi với nàng”.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (2)

Cả 2 ngôi tháp đều không phải là tháp vuông nhiều tầng theo truyền thống của Tháp Chăm mà là một cấu trúc gồm hai phần chính: khối thân vuông và phần đỉnh hình tháp mặt cong, các góc tháp hiện lên những tượng chim thành Garuda hai tay đưa cao như muốn nâng đỡ mái tháp.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (3)

Vòm trên của các cửa vút cao lên như những mũi tên. Kích thước 2 tháp cũng có sự chênh lệch trong khi tháp lớn cao 20m thì tháp nhỏ cao 18m nên người ta vẫn thường ví von tháp lớn chính là người con trai che chở cho tháp nhỏ là người con gái.

Bên trong của Tháp Đôi thờ bộ ngẫu tượng Linga – Yoni, theo đóp Linga đặt ở trên bệ Yoni với ý nghĩa tượng trưng của sự hoà hợp âm dương và nguồn gốc cho sự sinh sôi và biểu hiện rõ nét tings ngưỡng phồn thực của người Chăm xưa.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (4)

Đỉnh Tháp Đôi có thiết kế mở, rất thông thoáng tựa như để hấp thụ linh khí của trời đất. Kiến trúc của Tháp Đôi chịu ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ giáo. Tháp được Bộ văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980.

  • Vị trí: Cách trung tâm thành phố tầm 3km, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Google map: Tháp Đôi
  • Giá vé tham quan: 20.000 đồng/lượt

Tháp Chăm Bánh Ít (Tháp Bạc)

Được xây dựng vào cuối thế kỉ XI, đầu thế kỉ XVII tại xã Phước Hiệp, Tuy Phước, trên đỉnh một quả đồi nằm giữa 2 nhánh sông Kôn là Tân An và cầu Gành bên cạnh quốc lộ 1A, cách TP Quy Nhơn khoảng 20km.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (16)
Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (5)

Di tích Chăm này có 4 ngọn tháp lớn nằm trên đồi cao đứng gần nhau, một tháp lớn ở trên cao và ba tháp nhỏ ở dưới thấp, nếu nhìn từ xa tựa như một mâm bánh ít đã bóc lá nên người ta mới gọi cụm tháp này là bánh ít. Cụm 4 tháp bao gồm:

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (20)
  • Tháp Bia: Tháp Bia có kiến trúc phần mái rất đặc biệt,  nhỏ dần về phía trên. Mỗi một tầng trên tháp đều có hàng cột theo lối thắt giữa và phình hai đầu tựa quả bầu nậm.
  • Tháp Hỏa: Tháp Hoả nằm gần với tháp chính nhất, do phần mái có hình dáng vòm cong xuống tựa yên ngựa nên người ta còn gọi tháp này là tháp yên ngựa, Đế tháp cũng được xây dựng rộng và hẹp dần đến thân nên tạo vẻ thanh thoát ấn tượng, người ta còn ví von như vòng eo thon gọn của người con gái Chăm
  • Tháp Cổng: cao 13m xây trên bình đồ vuông, mỗi chiều 7m. Tháp cổng vẫn khá vững chãi dù đã bị hư hại tương đối nhiều, khu vực quanh tháp có các trị đá ốp trơn dùng để trang trí, diềm mái hơi nhô ra, tầng mái được trang trí rất đơn giản nhưng vô cùng khỏe khoắn
  • Tháp Chính: Tháp chính nằm ngay chính giữa đỉnh đồi có kích thước lớn nhất trong cụm với chiều cao 20m. Bên trong tháp có bức tượng nữ thần Shiva tọa trên đài sen. Điểm nhấn của tháp là cửa chính được trang trí và điêu khắc các hình ảnh sống động như Ganesa, Hamuman.
Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (7)
Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (8)
Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (9)
Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (10)

Trên đỉnh mỗi tháp ở cụm tháp Bánh Ít đều có tượng thần Siva được làm bằng đá nhưng kiến trúc của mỗi tháp lại có sự khác biệt về cả sắc thái đến các chi tiết chạm trổ, điêu khắc mang đến nét bí ẩn và vẻ đẹp đa dạng nghệ thuật. Cụm tháp này được Bộ Văn hóa – thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật vào năm 1982.

  • Vị trí: Cách trung tâm thành phố tầm 20km, tọa lạc trên một ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định
  • Google map:  Banh It Cham Temple (Yang M’Tian)
  • Giá vé tham quan: 15.000 đồng/lượt

Tháp Bình Lâm

Tháp Bình Lâm là một ngôi tháp Chămpa cổ tại Thôn Bình Lâm, Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, cách TP Quy Nhơn 22km. Đây là một ngôi tháp tương đối đặc biệt ở Bình Định, vì khác với các tháp khác nằm trên đồi thì tháp Bình Lâm nằm ngay trên đồng bằng và như hòa mình vào thiên nhiên và khu dân cư bao quanh.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (17)
Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (18)

Tháp Bình Lâm được xây dựng vào cuối thế kỷ 10 – đầu thế kỷ 11, Tháp có bình đồ vuông, mỗi cạnh khoảng 10m, cao khoảng 20m chia làm 3 tầng, trang trí hoa văn tinh tế, kiến trúc hài hòa với những đường nét vừa tinh tú, vừa khỏe khoắn. Tháp được xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật vào năm 1993.

  • Vị trí: Cách trung tâm thành phố tầm 22km, tọa lạc tại Thôn Bình Lâm, Xã Phước Hòa, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
  • Google map: Binh Lam tower
  • Giá vé tham quan: Miễn phí

Tháp Chăm Cánh Tiên (Tháp Đồng)

Được xây dựng bên trong quần thể di tích thành Đồ Bàn trên địa bàn xã Nhơn Hậu, Thị xã An Nhơn vào thể kỉ XII. Điểm đặc biệt của tháp Cánh Tiên là phần phía trong các cột ốp tường được ốp kín bằng các phiến đá sa thạch chạm khắc hoa văn dây xoắn.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (21)

Ngôi tháp được tạo dáng thanh thoát nhưng trang nghiêm, tháp có 4 tầng thu nhỏ về phía trên, tầng nào cũng có 4 tháp góc trang trí, mỗi góc lại có những tầng nhỏ, tạo dáng lá lật nhỏ dần về phía trên tạo cảm giác như cánh chim đang bay, từ vai tháp trở lên, 4 phía đều giống như cánh tiên bay lên nên được gọi là Tháp Cánh Tiên.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (24)

Tháp được xây dựng vào thời vua Chế Mân nên có truyền thuyết cho rằng: đây là ngôi tháp vua Chế Mân dành tặng cho hoàng hậu Paramecvari tức Huyền Trân Công Chúa, người con gái Việt cao quý đã cùng ông kết mối lương duyên lịch sử. Tháp được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc Nghệ thuật năm 1982.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (23)
  • Vị trí: Cách trung tâm thành phố 27km, tọa lạc trên đỉnh gò không cao lắm ở làng Nam An, thôn Nam Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định
  • Google map: Canh Tien Cham tower
  • Giá vé tham quan: 10.000 đồng/lượt

Tháp Chăm Dương Long (Tháp Ngà)

Tháp Dương Long được xây dựng vào cuối thế kỷ XII, đây là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất của nên văn hóa Champa tọa lạc tại xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, cách TP Quy Nhơn khoảng 50km.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (15)
Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (11)

Cụm tháp này gồm 3 tháp: Tháp giữa cao 42m, tháp Nam cao 36m và tháp Bắc cao 34m. Phần thân của các tháp xây bằng gạch, các góc được ghép bởi những tảng đá lớn chạm trổ công phu.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (12)

Tính quy mô của Tháp Dương Long được thể hiện không chỉ ở chiều cao của nó (Cao nhất trong các tháp Chăm còn lại ở Việt Nam) mà còn ở lối kiến trúc độc đáo, đặc biệt là hoa văn, họa tiết được khắc tạc trực tiếp trên những tảng đá đồ sộ đặt ngay trên đỉnh tháp với nghệ thuật điêu khắc chạm trổ điêu luyện.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (13)

Các đường nét thể hiện vừa hoành tráng, vừa lộng lẫy, vừa tinh tế mềm mại, những con vật và họa tiết trang trí vừa sống động chân thực, vừa huyền ảo kì bí.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (14)

Tháp Dương Long được đánh giá là một trong những tháp Chăm đẹp nhất Việt Nam. Tháp Dương Long được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích Kiến trúc Nghệ thuật năm 1980 và được thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt ngày 23/12/2015.

  • Vị trí: Cách trung tâm thành phố khoảng 50km, tọa lạc tại hai thôn Vân Tường, xã Tây Bình và Bình Hòa, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
  • Google map: Duong Long Cham Temple
  • Giá vé tham quan: 15.000 đồng/lượt

Từ Dương Long sang Thủ Thiện đường không xa, và đặc biệt thú vị khi xe máy vượt sông Kôn trên cây cầu tre nứa dài ngút ngát, nối xã Tây Bình (nơi có tháp Dương Long) sang xã Bình Nghi (nơi có tháp Thủ Thiện)

Tháp Thủ Thiện

So với các tháp Chăm ở Bình Định khác thì tháp Thủ Thiện không quá nổi tiếng, tuy nhiên vẫn là điểm đến trấy hấp dẫn để du khách tìm đến và chiêm ngưỡng vẻ độc đáo của một ngọn tháp thiêng. Tháp Thủ Thiện nằm ở bờ nam sông Kôn thuộc địa phận xã Bình Nghi của huyện Tây Sơn, cách trung tâm của Quy Nhơn 35km. Tháp có quy mô tương đối nhỏ, và kiến trúc tối giản.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (26)

Điều đặc biệt là tháp này không tọa lạc trên đồi cao mà lại nằm ở vùng đất bằng phẳng, bình đồ hình vuông đế thấp cao, thắp lại ở phần eo. Vòm cửa tháp nằm rải rác với hình mũi lao, kết cấu nhọn. Vẻ trầm buồn đặc trưng, màu gạch đỏ bong tróc với dấu vết của năm tháng của tháp Thủ Thiện mang một vẻ đẹp rất riêng độc đáo mà cũng đầy bí ẩn.

  • Vị trí: Cách trung tâm thành phố 35km, tọa lạc tại làng Thủ Thiện, thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định.
  • Google map: Thu Thien towers
  • Giá vé tham quan: Miễn phí

Tháp Phú Lốc (Tháp Vàng)

Tháp Phú Lốc còn có tên gọi là tháp Thốc Lốc, tháp Phốc Lốc, hay tháp Vàng (TourdOr) là một ngôi tháp Chămpa cổ thuộc xã Nhơn Thành, thị xã An Nhơn cách TP Quy Nhơn 35km về phía Bắc.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (25)

Tháp được xây dựng trên một đỉnh đồi có độ cao là 76m, vì thế tháp Phú Lốc nổi bật lên giữa vùng đồng bằng tỉnh Bình Định như một ngọn hải đăng khổng lồ. Tháp có vẻ đẹp ngạo nghễ nhưng đượm buồn, đứng từ chân tháp du khách có thể nhìn khắp 4 hướng những cảnh trí kì vĩ xung quanh.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (28)

Kiến trúc tháp nổi bật với vòm cửa hình lưỡi mác cao 6m, mỗi mòn được bao quanh bởi những phù điêu trang trí tinh tế. Các mái tháp được tạp dáng nhỏ dần vút lên cao rất độc đáo.

Thap-cham-binh-dinh-ve-dep-champa-cua-vung-dat-vo (27)

Tháp Phú Lốc tuyệt đẹp trong buổi chiều hoàng hôn, khi trời ngả chiều muộn anh hoàng hôn chiếu lên ngôi tháp Phú Lốc đứng trên đồi cao, khiến ngôi tháp cổ bằng gạch đỏ rực lên trên nền trời chiều, thật là một hình ảnh tuyệt đẹp.

  • Vị trí: Cách trung tâm thành phố 35km, tọa lạc tại làng Phú Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
  • Google map: Phu Loc Champa temple
  • Giá vé tham quan: Miễn phí

Hệ thống tháp Chăm Bình Định đều có sự lôi cuốn đặc biệt về kiến trúc và sự bí ẩn bởi những giai thoại gắn liền với thời kỳ vàng son rực rỡ của văn hóa Chăm ở vùng “đất võ trời văn” . Một số ngọn tháp lớn như Dương Long, Bánh Ít, Cánh Tiên, Tháp Đôi đã được xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.

Mong rằng những nội dung Phượt Hot chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm thông tin và kinh nghiệm cho chuyến đi du lịch phượt của mình. Và tháp chăm Bình Định sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với bạn trong chuyến hành trình phượt Bình Định tiếp theo.

Phượt Hot – Chia sẻ lan tỏa đam mê!

Phượt Hot chúc bạn có một chuyến du lịch thật tuyệt vời, tràn đầy niềm vui và đông đầy những kỷ niệm.